Tác hại của stres là những hậu quả mà stress ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi người. Nó tác động đến chúng ta trên nhiều phương diện từ sức khỏe, công việc cho đến cả những mối quan hệ xung quanh…
1. Stress kéo dài có thể gây nên tình trạng giảm trí nhớ
Khi bị stress các tế bào của não bộ bị thiếu oxy làm chúng hoạt động kém hiệu quả, thậm chí là bị chết dần. Theo những nghiên cứu của trường đại học Yale thì stress càng kéo dài và nặng nề thì chất xám sẽ có nguy cơ càng giảm và não của chúng ta sẽ ngày càng teo lại. Dẫn tới suy giảm trí nhớ và khó tập trung trong công việc, học tập.
2. Dễ dẫn đến tình trạng rối loạn lo âu, trầm cảm.
Stress kéo dài sẽ gây ra một số bệnh tâm thần kinh nghiêm trọng hơn là rối loạn lo âu, trầm cảm hay bệnh alzheimer. Các nhà khoa học đã nghiên cứu trên 2 nhóm người bị stress thường xuyên kéo dài và nhóm người bị stress tạm thời thì kết quả cho thấy nhóm người chịu những áp lực và căng thẳng thường xuyên sẽ mất đi khả năng phục hồi trí não. Do vậy tránh được stress căng thẳng ta cũng giảm được những nguy cơ mắc các bệnh lý tâm thần nguy hiểm. Ví như trầm cảm, rối loạn lo âu hay alzheimer.
3. Stress kéo dài có thể ảnh hưởng tới các bệnh về tim mạch, tiêu hóa
Stress kéo dài thường gây ra những rối loạn về nhịp tim. Đồng thời các nhà khoa học chứng minh stress làm giảm lượng máu chảy đến tim. Từ đó, gây ra những bất thường trong hoạt động của tim mạch. Khi stress kéo dài người bệnh sẽ gia tăng nguy cơ bị tim mạch. Cách duy nhất để kiểm soát được điều này người bệnh cần quản lý những căng thẳng, giải tỏa stress mang tính chất lâu dài. Đồng thời kết hợp tập luyện thể dục để thúc đẩy khả năng sản xuất hormone hạnh phúc endorphins cho cơ thể.
Ngoài ra, nó còn có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa do chán ăn hoặc ăn quá nhiều, ăn uống thất thường.
4. Nguy cơ gây đột quỵ
Stress kéo dài có thể làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Đột quỵ thường dễ xảy ra khi những người bệnh có những cảm xúc quá độ trong trường hợp sẵn mang bệnh tâm lý trong người. Một vài nghiên cứu cho thấy những người bị căng thẳng stress có nguy cơ bị dột quỵ cao hơn người bình thường. Nếu tình trạng stress kéo dài không xử lý kịp thời thì đột quỵ là một điều đáng sợ.
5. Gây ảnh hưởng tới da và tóc
Tác hại của stress còn ảnh hưởng đến cả da và tóc. Stress kéo dài gây hại cho da và tóc. Cụ thể là thúc đẩy mụn trứng cá phát triển và gia tăng rụng tóc cho người bệnh. Các hormone stress gây căng thẳng cho não bộ đồng thời có tác động xấu đến da khiến vùng da mặt bị tổn thương, nhạy cảm. Các nhà khoa học còn chứng minh Stress kéo dài còn ức chế khả năng chữa lành những tổn thương. Ngoài ra các yếu tố căng thẳng còn phá vỡ lớp bảo vệ khiến da mất cân bằng độ ẩm.
6. Ngoài ra, stress còn ảnh hưởng đến công việc và các mối quan hệ xung quanh chúng ta.
Khi mệt mỏi chúng ta không giải quyết được vấn đề mà đôi khi còn làm cho nó tệ hơn. Ví như khi bực bội, lo lắng về chuyện gia đình nhưng bản thân mình không đủ khả năng để kiểm soát thì sẽ đưa vào công việc. Điều này làm cho công việc cũng trở nên trì trệ và gặp nhiều khó khăn. Nếu chúng ta căng thẳng từ đồng nghiệp, sếp nhưng lại mang về nhà và trút lên vợ/chồng, con cái thì vô tình ảnh hưởng đến những mối quan hệ xung quanh.
Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy stress, căng thẳng ảnh hưởng nặng nề đế hầu hết cơ thể người bệnh. Nó không chỉ ảnh hưởng đến tinh thần mà còn tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Hãy để tâm tới vấn đề stress của bản thân và cuốc sống của mình. Hãy xử trí kịp thời vấn đề này để hạn chế tối đa những hậu quả do nó gây ra.
Nguồn tham khảo:
https://benhlytramcam.vn/stress-keo-dai-he-luy-nhieu-benh-nguy-hiem-2508/